Phân tích vì sao giá Honda Lead tại các đại lý cao hơn giá công bố

Rate this post

Phân tích vì sao giá Honda Lead tại các đại lý cao hơn giá công bố

Vì sao giá Honda Lead lại bị đẩy lên cao?

Dạo một vòng các đại lý Honda gần nhà trước, nhiều bạn khá hài lòng với kiểu dáng cũng như các thông số kỹ thuật của Honda Lead. Đặc biệt là phiên bản màu sơn mới có mặt. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng khá ngạc nhiên tại sao tất cả các đại lý đều thông báo giá dao động từ 38,4 triệu đến 39,4 triệu đồng – cao hơn tới 3 triệu đồng so với giá hãng công bố là 36 triệu đồng.

Không phải chỉ có xe mới, màu mới khan hàng nên giá chênh mà nhân viên một đại lý cho biết “từ khi ra mắt, dòng xe này luôn có mức chênh như vậy và màu mới có giá không cao hơn các phiên bản cũ”. Câu hỏi của nhiều khách hàng của Honda lúc này là tại sao với những dòng xe không khan hàng mà các đại lý vẫn áp dụng mức chênh vô lý.

honda lead 2016, lead 2016

Không có nhiều ưu điểm hơn đối thủ cùng phân khúc, Honda Lead là mẫu xe của Honda có giá chênh khá cao mặc dù không phải quá “hot”. Tại TP HCM, có những nơi rao bán Vision với giá 42 triệu, nhưng đã “bao giấy”, tức gồm cả chi phí trước bạ, lệ phí làm biển số.

Không thể phủ nhận thực tế là các đại lí uỷ quyền của Honda (HEAD) bán xe cao hơn giá lẻ đề xuất của chính hãng và người tiêu dùng mặc nhiên quy kết Honda Việt Nam có trách nhiệm liên đới. HVN vẫn công bố giá bán lẻ đề xuất của xe trên website công ty, nhưng đến tay người tiêu dùng, nhiều sản phẩm bị chênh giá vài triệu trong dịp giáp Tết Nguyên đán.

Mặc dù HVN đã không chỉ một lần thanh minh sự việc này không liên quan và ngoài tầm kiểm soát của công ty, nhưng chỉ chắc chắn một điều, hình ảnh thương hiệu Honda trong mắt người tiêu dùng Việt, đã không còn đẹp như trước.

Vậy tại sao Honda Lead lại bị làm giá như vậy?

Để tìm cội rễ của sự việc, chúng ta hãy xem lại chính sách cung cấp sản phẩm, cũng như mối quan hệ giữa HVN và các HEAD.

Thứ nhất, HVN không bán sản phẩm trực tiếp đến tận tay người tiêu dùng mà thông qua các HEAD. Thứ hai, các HEAD không được nhận hàng kí gửi từ HVN mà phải trả tiền khi mua hàng, tức là quan hệ đối tác kinh doanh độc lập chứ các HEAD không thuộc quyền quản lí của HVN. Việc các HEAD bán sản phẩm với giá bao nhiêu không phụ thuộc vào HVN, vì các sản phẩm đã hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của các HEAD, chứ không còn là của HVN nữa. Chính vì thế, đại diện Honda Việt Nam cho biết rằng hãng này không thể yêu cầu các HEAD bán xe với giá bao nhiêu.

Do quan hệ đối tác kinh doanh độc lập với HVN, nên các HEAD áp dụng các chính sách hậu mãi, thực hiện trách nhiệm đại lý cũng có những điểm khác nhau, dẫn đến có không ít nhận xét trái ngược từ phía khách hàng về thái độ phục vụ, trình độ kỹ thuật của các HEAD…

Việc các HEAD tăng giá bán cao hơn giá niêm yết đối với sản phẩm Honda Lead, về mặt kinh doanh thuần túy là điều dễ hiểu. Ngược lại, với các sản phẩm không còn bán chạy như Super Dream hay Wave Alpha… thì các HEAD khó có thể bán cao hơn giá niêm yết.

Sự việc sẽ có không có gì đáng nói nếu như các HEAD bán giá cao hơn nhưng lại xuất hóa đơn đúng theo giá HVN công bố, như vậy sẽ không phải đóng thuế cho phần chênh lệch. Điều này chỉ thực hiện khi có sự “hợp tác” của khách hàng – trả tiền một đằng, lấy hóa đơn một nẻo. Nếu người mua không đồng ý, liệu chuyện này có xảy ra? Chính người tiêu dùng đã tạo cơ hội cho các HEAD làm giàu trái pháp luật.

Nếu không hài lòng với việc giá bán xe HVN bị nhiều HEAD đẩy lên quá cao, thái độ phục vụ không tốt, chất lượng sản phẩm không ưng ý…, người tiêu dùng hoàn toàn có quyền lựa chọn thương hiệu khác, như Yamaha, Suzuki, SYM… Như vậy, không sớm thì muộn, chiến lược bán hàng và cách quản lí các HEAD như hiện nay của HVN chắc chắn sẽ phải thay đổi để giữ chân người tiêu dùng. Lúc đó, người tiêu dùng mới thực sự được làm “thượng đế”.

Bình luận của bạn

Có thể bạn quan tâm

Loading...