5 bước cơ bản cho người mới học lái ô tô trở nên tự tin hơn khi cầm vô lăng

Rate this post

5 bước cơ bản cho người mới học lái ô tô trở nên tự tin hơn khi cầm vô lăng: Hệ thống gương gồm 3 vị trí: gương chiếu hậu cho phép lái xe nhìn ra phía sau kính chắn gió mà không phải ngoái lại, hai gương phía ngoài để nhìn phía sau hai bên hông xe – cảnh báo các điểm mù. Giống như vị trí ghế ngồi, mỗi người đều có vị trí nhìn gương thuận tiện khác nhau. Đối với gương chiếu hậu, lái xe có thể chỉnh sao cho góc nhìn ra phía sau kính chắn gió hiển thị càng rộng càng tốt. Đối với cặp gương phía ngoài, hướng nhìn qua vai, lái xe nê chỉnh vị trí gương chiếu có góc càng rộng càng tốt để loại bỏ các điểm mù hiệu quả.

  • Chị em phụ nữ học bằng lái ô tô cần lưu ý những gì
  • Cách nhận biết người mới học lái khi tham gia giao thông
  • Tại sao ô tô mất lái và cách xử lý khi xe mất thắng an toàn nhất

5 bước cơ bản cho người mới học lái ô tô trở nên tự tin hơn khi cầm vô lăng

5 bước cơ bản cho người mới học lái ô tô trở nên tự tin hơn khi cầm vô lăng 15 bước cơ bản cho người mới học lái ô tô trở nên tự tin hơn khi cầm vô lăng

Để giảm căng thẳng, thêm tự tin và an toàn, những người mới lái ôtô nên bắt đầu từ những việc đơn giản nhất khi bước vào xe. Điều chỉnh chỗ ngồi sao cho bàn chân thoải mái làm chủ cả chân phanh lẫn chân ga. Có thể điều chỉnh ghế lái về phía trước và ngược lại, cũng như lên xuống. Một số xe trang bị bộ phận điều khiển điện tử (thường ở bên trái ghế). Những chiếc xe cũ hơn thường phải điều khiển cơ học phía dưới ghế.

1/ Làm quen với chân ga và chân phanh: Sau khi có được tư thế ngồi thoải mái, việc “ướm” chân ga và chân phanh là việc cần thiết. Khoảng cách, độ trễ chân ga và độ nhạy chân phanh của các xe là không giống nhau. Chỉ sử dụng chân phải để kiểm soát cả chân ga và chân phanh, tuyệt đối không được dùng một chân đạp ga, một chân đạp phanh. Ngoài ra, trong khi lái xe, nếu rời chân ga nên rà ngay chân phanh hoặc ngược lại để chuẩn bị cho những tình huống tiếp theo.

2/ Điều chỉnh gương: Hệ thống gương gồm 3 vị trí: gương chiếu hậu cho phép lái xe nhìn ra phía sau kính chắn gió mà không phải ngoái lại, hai gương phía ngoài để nhìn phía sau hai bên hông xe – cảnh báo các điểm mù. Giống như vị trí ghế ngồi, mỗi người đều có vị trí nhìn gương thuận tiện khác nhau.

Đối với gương chiếu hậu, lái xe có thể chỉnh sao cho góc nhìn ra phía sau kính chắn gió hiển thị càng rộng càng tốt. Đối với cặp gương phía ngoài, hướng nhìn qua vai, lái xe nê chỉnh vị trí gương chiếu có góc càng rộng càng tốt để loại bỏ các điểm mù hiệu quả.

3/ Nhớ hạ phanh tay: Phanh tay hay còn gọi là phanh khẩn cấp. Khi kéo phanh tay, lốp bị khóa đảm bảo xe không trôi tự do khi đỗ. Lái xe cần đảm bảo hạ phanh tay trước khi di chuyển.

4/ Thao tác vào số: Nếu chưa vào số chiếc xe của bạn sẽ không thể di chuyển dù đạp ga thật mạnh (lỗi rồ ga của nhiều lái mới). Với những lái mới, thao tác chưa quen có thể luống cuống khi vào số. Giữ bình tĩnh, đưa cần số vào vị trí D, xe từ từ di chuyển khi nhả chân phanh và chuyển sang chân ga. Tương tự, vị trí N là tạm dừng. Khi muốn đỗ hẳn lái xe đưa cần số về vị trí P ban đầu.

5/ Cách đọc các thông số trên bảng điều khiển: Trong các thông số hiển thị trên bảng điều khiển thì đồng hồ tốc độ là quan trọng nhất. Nó cho biết chiếc xe đang đi nhanh thế nào. Tiếp theo là đồng hồ vòng tua cho biết động cơ của xe đang hoạt động ra sao. Hầu hết đồng hồ này sẽ cảnh báo màu đỏ bắt đầu từ vòng tua 6.000 hoặc 7.000 vòng/phút, lúc này lái xe nên giảm chân ga.

Đồng hồ đo nhiên liệu cho biết lượng xăng còn lại trong xe. Có thể hiển thị hình kim đồng hồ “F” và “E” (Full – đầy và Empty – hết) hoặc điện tử. Tương tự đồng hồ đo nhiệt độ động cơ cũng di chuyển giữa “H” và “C” (Hot – nóng và Cool – lạnh). Khi kim đồng hồ này nằm ở vị trí chính giữa là khi động cơ ở trạng thái lý tưởng.

Không hề là đơn giản khi học thuần thục các kỹ năng trên. Những kỹ năng này áp dụng hầu hết mỗi lần bạn lên xe. Khi lấy xe ra, hay đỗ xe ô tô vào bạn sẽ thực sự cần đến nó. Và để nó không mất nhiều thời gian và gây trở ngại đến những phương tiện khác, hãy học lái xe ô tô một cách nhuần nhuyễn. Với đường thành phố, quan sát thật kỹ và đảm bảo về khoảng cách với xe đang đi ngược chiều khi quay đầu, sao cho ít ảnh hưởng nhất đến các phương tiện khác. Thêm nữa, trong trường hợp đỗ xe, nếu bạn không muốn đụng vào xe ô tô kế bên thì nên nắm chắc kỹ năng này nhé.

Bình luận của bạn

Có thể bạn quan tâm

Loading...