Tài xế nên làm gì khi lái xe ô tô bị mất phanh?

Tóm tắt bài viết:

Rate this post

Khi xe ô ô mất phanh bạn bạp chân phanh nhiều lần để cảm nhận áp suất vì nếu ống dẫn bị tắc, việc đạp phanh nhiều lần sẽ giúp phanh phục hồi hoặc xe có hệ thống ABS (chống bó cứng phanh) có thể giúp kích hoạt ABS.. Nếu xe bạn được trang bị hệ thống phanh khẩn cấp, hãy sử dụng nó. Hệ thống này thường dùng để dừng xe dù mất nhiều thời gian hơn do chỉ tác động vào bánh sau. Khi thao tác cần lưu ý kéo nhẹ nhàng, từ từ nhưng đủ lực. Nếu kéo quá mạnh, quá nhanh có thể làm khóa bánh, gây hiện trượng trượt, mất lái.

  • Tại sao ô tô mất lái và cách xử lý khi xe mất thắng an toàn nhất
  • Sửa chữa xe ô tô cũ, món mồi ngon cho các bác thợ

Tài xế nên làm gì khi lái xe ô tô bị mất phanh?

Lái xe mất phanh là một cơn ác mộng đối với các tài xế và cũng là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai nạn. Hãy tìm hiểu các bước cần thực hiện nếu bạn phải trải qua tình huống nguy hiểm này.

Tài xế nên làm gì khi lái xe ô tô bị mất phanh? 1

1. Giảm tốc độ ngay lập tức: Đưa xe về số thấp hơn làm xe chạy chậm lại và có thể giúp bạn đưa xe dừng lại một cách an toàn. Cho dù bạn đang lái xe tự động hoặc bằng tay, hãy cố gắng về số một cách tuần tự, vì nếu bạn giảm tốc quá nhanh, xe bạn có nguy cơ bị trượt. Đừng tắt động cơ, bởi khi đó hệ thống lái mất dần trợ lực nên rất nặng và khó điều khiển. Ngoài ra, ở tốc độ cao, động cơ ngừng đột ngột sẽ làm xe mất kiểm soát do lực quán tính tác động.

2. Hãy thử phanh khẩn cấp: Nếu xe bạn được trang bị hệ thống phanh khẩn cấp, hãy sử dụng nó. Hệ thống này thường dùng để dừng xe dù mất nhiều thời gian hơn do chỉ tác động vào bánh sau. Khi thao tác cần lưu ý kéo nhẹ nhàng, từ từ nhưng đủ lực. Nếu kéo quá mạnh, quá nhanh có thể làm khóa bánh, gây hiện trượng trượt, mất lái.

3. Di chuyển xe của bạn vào làn đường bên phải càng sớm càng tốt: Di chuyển về phía bên phải của đường hoặc đi ra lối thoát. Nếu cần thay đổi làn đường, hãy thật cẩn thận, nhìn gương và quan sát các phương tiện xung quanh.

4. Nhả chân ga: Nhả chân ga để làm giảm tốc độ, nên nhớ mục tiêu của bạn là để làm chậm xe lại và dừng an toàn.

5. Kiểm tra bàn đạp phanh có bị nghẽn: Những đồ vật như lon soda hoặc chai, ly cà phê, cuộn giấy hoặc thảm sàn có thể nêm đằng sau bàn đạp phanh, làm cho phanh không hoạt động. Hãy dành ít thời gian kiểm tra liệu phanh xe có bị kẹt hay không.

6. Đạp phanh: Đạp chân phanh nhiều lần để cảm nhận áp suất vì nếu ống dẫn bị tắc, việc đạp phanh nhiều lần sẽ giúp phanh phục hồi hoặc xe có hệ thống ABS (chống bó cứng phanh) có thể giúp kích hoạt ABS.

7. Cảnh báo người khác: Bật đèn cảnh báo, nháy pha hoặc dùng còi để gây các phương tiện xung quanh biết bạn đang gặp sự cố. Mở cửa sổ để tăng tính cản của gió và dễ kêu người trợ giúp.

8. Dùng vật cản giảm tốc: Nếu bạn chọn phương án đâm vào vật cản để giảm tốc độ thì hãy cân nhắc thật kỹ, đặc biệt là nếu xe bạn còn chạy ở tốc độ cao. Hãy nhắm tới những chướng ngại vật như bụi cây hay vũng nước. Cố gắng tránh xa các khu đông dân cư và nhà dân nếu có thể.

9. Giữ bình tĩnh: Bạn nên nhớ các bước nêu trong bài viết này và thực hiện chúng thay vì hoảng loạn. Chỉ cần bạn giữ được bình tĩnh và kiểm soát tốt, thì bạn vẫn có cơ hội giữ an toàn cho bản thân và những phương tiện xung quanh.

10. Một khi bạn đã dừng lại một cách an toàn, hãy gọi sự giúp đỡ; Không nên tiếp tục lái xe ngay cả khi phanh bắt đầu hoạt động. Nên kéo xe đến một garage gần đó để được kiểm tra nguyên nhân và sửa chữa.

Cách nhận biết phanh chân bị hỏng

Phanh là bộ phận an toàn quan trọng trên xe hơi và xe tải. Nếu hệ thống này gặp sự cố, những người ngồi trên xe sẽ gặp phải những nguy hiểm không lường trước được. Vì vậy, nhận biết sớm các hỏng hóc của phanh (qua việc đạp phanh) sẽ cứu sống tính mạng của chính bạn.

Đạp phanh bị hẫng: Trong trường hợp đạp chân phanh nếu có cảm giác hẫng chân thì đó chính là hiện tượng bị mất áp suất phanh. Nguyên nhân là do xi lanh phanh bị trầy xước, rỗ khiến dầu bị hồi lại mỗi khi đạp phanh, dẫn đến phanh không ăn, hoặc do tuy ô dẫn dầu bị rạn nứt, khiến dầu bị rò rỉ. Lúc này, nếu đạp phanh đột ngột, tuy ô có thể bị vỡ, dẫn tới hiện tượng mất phanh khiến người lái không thể kiểm soát được xe.

Đạp phanh không nhả (Bó phanh):  Bó phanh là dấu hiệu cho thấy lò xo kéo hoặc lò xo hồi vị các má phanh bị hỏng, hoặc kẹt xi lanh bánh xe, xi lanh tổng phanh bị hỏng, hoặc ắc phanh bị bó do khô dầu, hoặc do các lỗi thao tác sai của người lái như: hành trình của chân phanh không đúng hoặc phanh tay điều chỉnh sai…

Đạp phanh thấy nặng Các hệ thống phanh ngày nay thường dùng trợ lực chân không để giảm vất vả cho người lái khi phải đạp phanh. Với hiện tượng đạp phanh thấy nặng nguyên nhân thường xảy ra là trợ lực phanh bị hỏng. Rò khí đã không tạo ra chênh lệch áp suất đủ lớn để hỗ trợ lực từ bàn đạp. Người lái vẫn có thể phanh được xe với một lực mạnh hơn. Một nguyên nhân khác, đường ống dẫn dầu bị tắc, áp lực dầu tăng cao nhưng không thể truyền được tới cơ cấu phanh. Trong trường hợp này, dù cố sức thì phanh cũng không hiệu quả hoặc hiệu quả giảm đi nhiều.

Bình luận của bạn

Có thể bạn quan tâm

Loading...