Phân tích ưu nhược điểm của các dòng xe tay ga

Tóm tắt bài viết:

Rate this post
Phân tích ưu nhược điểm của các dòng xe tay ga: Nhiều năm trở lại đây, việc “sắm” một chiếc xe máy tay ga đã không còn khó khăn với đại đa số người dân Việt Nam bởi mức giá hợp lý kèm theo sự cạnh tranh từ nhiều hãng khiến xe ga đã phổ thông hơn bao giờ hết, đa dạng về chủng loại, mẫu mã. Ngoài những tiện ích thì xe tay ga còn có những ưu nhược điểm khác, cụ thể được đánh giá xe tổng hợp qua bài viết sau.

Phân tích ưu nhược điểm của các dòng xe tay ga

Dòng xe máy tay ga tại Việt Nam được người tiêu dùng ưa chuộng bởi mức độ tiện lợi đi kèm với kiểu dáng thanh lịch, giúp tôn vóc dáng của người điều khiển. Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm đáng kể đó, xe máy tay ga vẫn có những nhược điểm cố hữu khiến người tiêu dùng… buộc phải chấp nhận.

Đánh giá xe Yamaha Nozza 2015 2016, chi tiết hình ảnh, giá bán thị trường 4

Nhiều năm trở lại đây, việc “sắm” một chiếc xe máy tay ga đã không còn khó khăn với đại đa số người dân Việt Nam bởi mức giá hợp lý kèm theo sự cạnh tranh từ nhiều hãng khiến xe ga đã phổ thông hơn bao giờ hết. Đa dạng về chủng loại, mẫu mã đi kèm với nhiều lựa chọn về dung tích xi lanh, từ 50cc cho đến 150cc…, xe máy tay ga trong nước đang tạo được hiệu ứng mua sắm khá tốt trong nhu cầu “mua trâu tậu nghé” của người tiêu dùng Việt. Ngoài những tiện ích “đáng tiền” như cốp đựng đồ rộng, dễ dàng điều khiển…, xe ga cũng có nhiều nhược điểm.

1. Ưu điểm của dòng xe tay ga

Được thiết kế trong thời hiện đại nên các dòng xe tay ga thiên về thời trang và được mọi người đón nhận đặc biệt là phái nữ. Xem thêm: Xe tay ga cho nữ tốt nhất 2016

Honda lead 2016, lead 2016, lead 125 2016, lead fi 125 2016,honda lead fi 125 2016
Điều khiển quá dễ dàng như không cần bóp côn hay đạp số cũng là một ưu điểm lớn(P.s: rất thích hợp cho những người làm biếng, phái nữ làm việc văn phòng). Một số dòng xe có chỗ để chân thuận tiện tránh việc văng nước khi trời mưa như: Lead, Vision…

Phân tích ưu nhược điểm của các dòng xe tay ga

Thường được thiết kế ngăn chứa đồ dưới yên rộng rãi giúp các bạn an toàn hơn trong việc bỏ đồ có giá trị khi lưu thông trên đường, đặc biệt là trong thời kỳ trộm cướp nhiều như hiện nay.

2. Nhược điểm của dòng xe tay ga

Chi phí sửa chữa, vận hành cao

So với xe máy số, mức giá mà người sử dụng phải bỏ ra để mua về một chiếc xe ga sẽ cao hơn rất nhiều, đặc biệt là dòng xe sử dụng phun xăng điện tử. Kèm theo đó, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng và thay thế linh kiện cũng tăng theo.

 Phân tích ưu nhược điểm của các dòng xe tay gaNếu phải sửa chữa, chi phí mà người tiêu dùng phải bỏ ra đối với xe ga sẽ khá tốn kém (ảnh minh họa)

Nếu phải sửa chữa, chi phí mà người tiêu dùng phải bỏ ra đối với xe ga sẽ cao hơn khá nhiều so với xe số, đặc biệt là phải thay thế linh phụ kiện

Khác với dòng xe ga sử dụng “chế” thường, những chiếc xe ga phổ biến hiện nay sử dụng hệ thống phun xăng điện tử sẽ khó khăn hơn trong việc sửa chữa bởi hệ thống phun xăng điện tử gần như đã đồng bộ và ít phải can thiệp, chỉnh xăng, gió… như dòng chế thường.

Đặc điểm vận hành kém an toàn

Sử dụng toàn bộ phanh tay, nhiều xe ga còn sử dụng bánh trước với thông số lốp nhỏ, hành trình giảm xóc trước ngắn nên khi phanh rất dễ bị “xòe” nếu như người điều khiển sử dụng lực bóp mạnh.

 Phân tích ưu nhược điểm của các dòng xe tay ga(ảnh minh họa)

Khi phanh bất ngờ, xe ga rất dễ bị “xòe” nếu người điều khiển không có kỹ năng lái tốt

Tâm trọng lượng nằm xa tâm hình học của xe làm mất cân bằng, thiếu ổn định khi vận hành. So với xe số khi cùng trọng lượng thì cảm giác dắt, vận hành xe tay ga nặng nề hơn nhiều.

Xe ga nhanh “tã” hơn xe số

Sử dụng bánh trước nhỏ, xe ga muốn đạt vận tốc nhanh sẽ phải sử dụng động cơ với số vòng quay lớn hơn, tăng độ ma sát, khiến xe phải bảo dưỡng và chăm sóc đặt biệt hơn so với xe số.

 Phân tích ưu nhược điểm của các dòng xe tay gaXe ga đa phần sau một thời gian sử dụng sẽ phát sinh những lỗi vặt (ảnh minh họa)

Hơn nữa, một trong những nguyên nhân chính khiến xe ga nhanh xuống cấp và hay hỏng hóc là ở việc thay dầu nhớt cho xe. Dầu nhớt bảo vệ động cơ bên trong, chống ăn mòn, làm mát và làm sạch động cơ, giúp tăng tuổi thọ, đảm bảo xe vận hành tốt. Nếu không thay nhớt trong một thời gian quá dài sẽ làm cho động cơ bị mài mòn nhiều, đóng cặn bẩn và xuất hiện hỏng hóc.

Bình luận của bạn

Có thể bạn quan tâm

Loading...