Sau tăng thuế xe bán tải, doanh số lại sẽ ế ẩm như thời kì đầu?

Rate this post

Sau tăng thuế xe bán tải, doanh số lại sẽ ế ẩm như thời kì đầu? Bán tải đến Việt Nam sớm nhất là Ford Ranger vào những năm đầu thế kỷ 21, theo chân những đoàn công tác hỗ trợ xóa đói giảm nghèo ở các vùng sâu vùng xa, sau đó đến lượt Mitsubishi Triton và Isuzu D-Max. Tuy nhiên, do kiểu dáng còn xa lạ với tâm lý của phần đông người tiêu dùng, không hẳn tiện dụng như xe du lịch SUV, khả năng chở hàng thì cũng tương đương các dòng xe tải nhẹ, nên chỉ những ai thực sự cá tính, tìm kiếm sự khác biệt mới để ý đến chúng.

Sau tăng thuế xe bán tải, doanh số lại sẽ ế ẩm như thời kì đầu?

Thị trường ô tô Việt Nam có một đặc trưng, đó là khả năng biến động thất thường khi chính sách của nhà nước thay đổi. Những vấn đề như nên mua xe nhập khẩu hay xe lắp ráp, hoặc lựa chọn dòng xe cụ thể nào là tốt nhất trong từng thời điểm, đều phụ thuộc 100% vào các quy định pháp lý ràng buộc xung quanh.

Trường hợp dễ thấy nhất vào lúc này là câu chuyện về dòng xe bán tải (pick-up truck). Trong vài năm trở lại đây, sự hiện diện “nhan nhản” của những Ford Ranger, Chevrolet Colorado, Nissan Navara hay Mazda BT-50… trên đường phố khắp mọi miền khiến nhiều người quên rằng, đã từng có lúc chúng chẳng được ngó ngàng gì.

Bán tải đến Việt Nam sớm nhất là Ford Ranger vào những năm đầu thế kỷ 21, theo chân những đoàn công tác hỗ trợ xóa đói giảm nghèo ở các vùng sâu vùng xa, sau đó đến lượt Mitsubishi Triton và Isuzu D-Max. Tuy nhiên, do kiểu dáng còn xa lạ với tâm lý của phần đông người tiêu dùng, không hẳn tiện dụng như xe du lịch SUV, khả năng chở hàng thì cũng tương đương các dòng xe tải nhẹ, nên chỉ những ai thực sự cá tính, tìm kiếm sự khác biệt mới để ý đến chúng.

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cũng thể hiện sự bối rối trong cách quản lý, khi không biết xếp xe bán tải vào nhóm xe thương mại chở hàng hay xe du lịch chở người. Bằng chứng là tại một số địa phương, lệ phí trước bạ đối với xe bán tải được tính cao như xe du lịch, trong khi những nơi khác lại tính thấp như xe tải, khiến người có nhu cầu mua cũng hoang mang, khó xử.

Nên mua xe bán tải Toyota Hilux, Triton, Navara, D-max hay Mazda BT-50? 15

 

Mọi thứ chỉ thay đổi kể từ cuối năm 2012, khi xe bán tải chính thức được Bộ Tài chính cho áp dụng mức phí trước bạ chỉ 2% trên phạm vi toàn quốc. Như thể được “tháo xiềng”, các dòng xe bán tải lập tức bán ra ồ ạt, tăng trưởng bền vững qua từng năm. Ford Ranger liên tục nằm trong danh sách top 10 xe bán chạy nhất hàng tháng (theo VAMA), còn những Toyota Hilux, Mazda BT-50, Mitsubishi Triton, Isuzu D-Max… bám đuổi quyết liệt. Chevrolet Colorado và Nissan Navara sau đó cũng “tham chiến”, khiến thị trường xe bán tải vô cùng sôi động.

Năm 2014, 9.705 xe bán tải được tiêu thụ. Sang đến năm 2015, con số này tăng lên 16.741 rồi lại tiếp tục lập kỷ lục với 23.099 chiếc tìm thấy khách hàng trong năm 2016. Tình hình kinh doanh năm 2017 cũng tương đối khả quan (so với mặt bằng chung) khi từ đầu năm đến nay các hãng cũng kịp bán được khoảng 11.500 xe. Trên thực tế, lượng xe này hoàn toàn có thể cao hơn, vì riêng Nissan Navara không công bố doanh số.

Theo đánh giá của giới chuyên môn, nhu cầu mua xe bán tải trong thời gian tới sẽ có nhiều chuyển biến phức tạp và khó đoán. Bởi lẽ đang có thông tin về việc đề xuất điều chỉnh lại cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với xe bán tải có dung tích xi lanh dưới 2.500cc là 30%, xe từ 2.500 – 3.000cc là 33% và cao nhất là 54% đối với xe có dung tích từ 3.000 – 4.000cc. Điều này khiến đa số xe bán tải trên thị trường gặp phải viễn cảnh tăng giá từ 200 – 300 triệu đồng, tùy theo phiên bản.

Những năm qua, xe bán tải được ưa chuộng chủ yếu vì giá dễ chấp nhận. Chỉ cần bỏ ra khoảng 600 – 700 triệu đồng là người tiêu dùng có thể sở hữu một chiếc xe to lớn, gầm cao, rộng rãi, động cơ khỏe (và cả tiết kiệm nhiên liệu vì đều là máy dầu diesel), đáp ứng đa dạng nhu cầu từ di chuyển trong phố cho đến đi đường trường dài ngày. Các đời xe mới cũng được cải tiến về tiện nghi, trang bị và công nghệ, khiến xe bán tải càng lúc càng gần với SUV hơn, không còn mang tiếng “xe đi cày” như trong quá khứ.

Tuy nhiên, nếu giá xe bán tải thực sự có tăng lên ngưỡng 800 triệu – 1 tỷ đồng, tất cả những lợi thế của dòng xe này sẽ không còn tính chất quyết định. Người mua sẽ chuyển hướng về lại các dòng truyền thống hơn như crossover 5 chỗ, SUV/MPV 7 chỗ hay thậm chí chấp nhận sedan đô thị cho rẻ. Vai trò của xe bán tải sẽ quay lại như cũ, chỉ dành cho những nhu cầu cụ thể (chở hàng, đi địa hình…) chứ không còn quá đại trà như hiện nay. Xe bán tải trở nên ăn khách nhờ sự ưu ái của chính sách, để rồi khi bán quá chạy thì có nguy cơ bị chính sách siết lại. Đó là câu chuyện trớ trêu và nếu thực sự xảy ra thì quả là vô cùng đáng buồn!

Bình luận của bạn

Có thể bạn quan tâm

Loading...