Năm 2018, Ô tô nhập Thái sẽ tràn ngập thị trường Việt? Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 4 tháng đầu năm 2016, cả nước nhập khẩu 29.054 chiếc ô tô các loại, trị giá gần 733 triệu USD, tăng mạnh về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nhập khẩu ô tô nhiều nhất là từ Thái Lan với 10.155 xe.
- Ngày 1/7/2016 sẽ tăng thuế tiêu thụ đặc biệt cho ô tô
- Bảng giá xe Kia mới nhất tháng 5 & tháng 6/2016
- Bảng giá xe Honda tháng 6/2016 tại các đại lý
Năm 2018, Ô tô nhập Thái sẽ tràn ngập thị trường Việt?
Thái Lan lâu nay vẫn nổi tiếng là nơi sản xuất hàng hóa chất lượng nên việc ô tô được người Việt tin dùng cũng là điều dễ hiểu. Tới 2018, thuế nhập khẩu về 0%, thuế tiêu thụ đặc biệt về 35% thì trung bình giá ô tô Thái chỉ còn khoảng 7.100 USD/xe, giảm khoảng 40% so với hiện nay. Giá rẻ hơn vàô tô Thái có khả năng độc chiếm thị trường Việt.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 4 tháng đầu năm 2016, cả nước nhập khẩu 29.054 chiếc ô tô các loại, trị giá gần 733 triệu USD, tăng mạnh về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nhập khẩu ô tô nhiều nhất là từ Thái Lan với 10.155 xe.
Niềm vui Thái Lan
Bước sang năm nay, Thái Lan đã soán ngôi vị số 1 về lượng xe nhập khẩu của Việt Nam. Trong khi đó, kết thúc năm 2015, nước này mới chỉ đứng thứ tư trong số các quốc gia cung cấp xe cho thị trường Việt Nam, sau Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ.
Lý do quan trọng nhất để Thái Lan vượt lên dẫn đầu về cung cấp xe nhập khẩu nguyên chiếc cho thị trường Việt Nam, là do thuế suất thuế nhập khẩu giảm. Từ 1/1/2016, thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ các quốc gia Đông Nam Á về Việt Nam giảm từ mức 50% xuống còn 40%, khiến cho xe nhập từ Thái Lan có chi phí giảm.
Ô tô nguyên chiếc của Thái Lan dự báo sẽ tràn ngập Việt Nam.
Thái Lan là nước có ngành công nghiệp ô tô phát triển nhất khu vực Đông Nam Á, thuận lợi nhập khầu về Việt Nam. Trước đây, do rào cản về thuế nhập khẩu cao nên còn bất lợi, nhưng từ nay trở đi mọi chuyện sẽ khác.
Đầu năm 2017, thuế suất thuế nhập khẩu ô tô từ Đông Nam Á về Việt Nam sẽ tếp tục giảm xuống còn 30% và sang đầu năm 2018 sẽ giảm còn 0%. Trong khi đó, thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô cũng sẽ thay đổi từ 1/7/2016, với mức giảm 5% ( từ 45% xuống còn 40%) cho xe có dung tích xi lanh từ 1.5L trở xuống, sau đó giảm tiếp 5% nữa (xuống còn 35%) vào 2018 và xe có dung tích xi lanh từ 1.5L đến dưới 2.0L cũng giảm 5% (từ 45% xuống còn 40%) vào thời điểm này.
Điều đó cũng có nghĩa là xe nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan sẽ có rất nhiều lợi thế. Theo các doanh nghiệp, cứ tạm lấy mức giá nhập khẩu ô tô hiện nay là 5.000 USD/xe với xe có dung tích xi lanh từ 1.5L trở xuống để tính, cộng với 40% thuế nhập khẩu, 45% thuế tiêu thụ đặc biệt (tính ở thời điểm hiện nay) và 10% VAT, thì giá 1 chiếc xe có thuế đầy đủ khoảng 12.000 USD (chưa tính các chi phí khác và lợi nhuận DN).
Các nhà máy của Ford hay GM ở Thái Lan có công suất vượt từ 8-9 lần lượng tiêu thụ xe tại thị trường nội địa nước này, số xe dư thừa để xuất khẩu (ảnh minh họa).
Tuy nhiên, từ 2017, mẫu xe này được giảm thuế nhập khẩu xuống còn 30% và thiếu tiêu thụ đặc biệt xuống còn 40%, thì giá có thuế chỉ vào khoảng 10.400 USD và tới 2018 khi thuế nhập khẩu về 0% và thuế tiêu thụ đặc biệt v 35% thì còn giảm nữa chỉ còn khoảng 7.100 USD/xe, mức giảm vào khoảng 40% so với hiện nay, giá xe sẽ rẻ hơn nhiều.
Tại Thái Lan, các mẫu xe sản xuất ra đều có mức tiêu hao nhiên liệu tối đa 5 lít/100 km, đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 4, tỷ lệ nội địa hóa trên 40%, vì vậy xuất khẩu sang Việt Nam cũng không gặp rào cản về kỹ thuật.
Nỗi buồn Việt Nam
Trong vài năm gần đây, các công ty liên doanh sản xuất xe hơi liên tục tăng cường năng lực sản xuất ở Thái Lan. Sản lượng dư thừa đều được xuất khẩu.
Số liệu từ Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan (FTI) cho biết, trong khi thị trường ô tô Thái Lan năm 2015 suy giảm khoảng 15% thì xuất khẩu lại tăng 6,4%. Dự báo năm nay, xuất khẩu xe của Thái cũng tăng ở mức tương đương năm ngoái.
Hàng loạt thương hiệu tên tuổi của Nhật đã cam kết coi Thái Lan là trung tâm sản xuất chính của mình tại Đông Nam Á và là cơ sở sản xuất lớn nhất chỉ sau Nhật Bản.
Các nhà sản xuất tại Thái Lan vừa qua đã xây dựng chiến lược mở rộng xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á khi đồng loạt lập bộ phận kinh doanh chuyên giám sát hoạt động xuất khẩu ô tô tới Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam và Philippines,… để nghiên cứu thị trường, chính sách nhằm tư vấn cho lãnh đạo đẩy mạnh xuất khẩu ô tô.
Việt Nam đang dần bước vào thời kỳ xã hội hóa xe hơi, khi ô tô không còn là tài sản hay phương tiện đi lại quý giá của một số ít người nữa mà trở nên phổ biến. Tiềm năng của ngành ô tô Việt Nam rất lớn. Tỷ lệ sở hữu xe ô tô cá nhân ở Việt Nam vẫn đứng dưới mức trung bình so với các nước trong khu vực với khoảng 20 chiếc/1.000 dân (tương đương với Thái Lan cách đây 15 năm). Mức sống của người dân Việt Nam ngày càng tăng, người sở hữu xe cũng tăng theo. Theo dự báo, tỷ lệ sở hữu xe hơi cá nhân ở Việt Nam có thể tăng lên 40 xe/1.000 dân vào năm 2025.
Nhưng, giới chuyên môn lo ngại, Việt Nam sẽ sớm trở thành thị trường xuất khẩu ô tô lớn của Thái Lan. Những mẫu xe có dung tích xi lanh từ 2.0L trở xuống của Thái sẽ tràn ngập Việt Nam. Năm 2015, chúng ta chi 3 tỷ USD để nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại, trong đó riêng Thái Lan là hơn 400 triệu USD. Các dự báo cho thấy, kim ngạch nhập khẩu xe sẽ còn tăng mạnh, có thể đạt mức gần 10 tỷ USD vào năm 2030.
Thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc giảm đã góp phần làm nguồn cung trở nên phong phú hơn. Người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi, nhưng điều đáng buồn là một thị trường quy mô lớn với hàng tỷ USD mỗi năm lại “dâng” cho Thái Lan, giúp ngành công nghiệp ô tô nước này ngày càng phát triển. Ngược lại, công nghiệp sản xuất xe hơi trong nước sẽ bị đình đốn, nhiều lao động mất việc làm. Cùng với đó, Việt Nam lại phải chuẩn bị lượng lớn ngoại tệ, đáp ứng cho nhu cầu nhập khẩu ô tô hàng năm.