Tóm tắt bài viết:
Mục đích Honda Winner 150 ra đời không để cạnh tranh với Exciter 150? Khi Winner 150 được giới thiệu ra thị trường Việt Nam, đã có nhiều đánh giá cao cho dòng xe này và cũng là dòng phù hợp nhu cầu đi lại tại Việt Nam hơn, một bước đi đúng cho Honda Việt Nam. Mọi người thường nghĩ Winner 150 sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Yamaha Exciter 150 đang làm mưa làm gió trên thị trường hiện nay.
- Giải mã những yếu tố giúp Honda Winner 150 cực ‘hot‘
- Honda Winner 150 vs Yamaha Exciter 150
- Hộp số 6 cấp của Winner 150 khác gì so với 5 cấp của Exciter 150
Honda Winner 150 ra đời không để cạnh tranh với Exciter 150?
Từ khi Honda Việt Nam giới thiệu Honda Winner 150 ra thị trường Việt Nam đã có rất nhiều người quan tâm đến dòng xe này. Cũng theo dự đoán đây cũng là dòng xe underbone ở hạng 150 phân khối này sẽ cạnh tranh trực tiếp với Yamaha Exciter 150, nhưng cạnh tranh về cái gì? Và Winner 150 chính xác dành cho nhu cầu nào? thị trường nào?
Honda Winner 150 thích hợp cho nhu cầu sử dụng nào?
Khi Winner 150 được giới thiệu ra thị trường Việt Nam, đã có nhiều đánh giá cao cho dòng xe này và cũng là dòng phù hợp nhu cầu đi lại tại Việt Nam hơn, một bước đi đúng cho Honda Việt Nam. Mọi người thường nghĩ Winner 150 sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Yamaha Exciter 150 đang làm mưa làm gió trên thị trường hiện nay.
Nhưng chính xác hơn, lại không cạnh tranh trực tiếp như mọi người thường nghĩ, cạnh tranh về doanh số bán có vẻ hợp lý hơn. Nhưng nói về nhu cầu sử dụng, thị trường phân bổ khu vực thì lại đi một hướng khác so với Exciter 150.
Vì sao Winner 150 không cạnh tranh với Exciter 150 theo nhu cầu sử dụng?
Mọi người cũng biết, Exciter 150 sử dụng khối động xylanh đơn, dung tích 150 phân khối, phun xăng điện tử Fi nhưng khác biệt ở đây chính là dùng hệ thống trục cam đơn SOHC và côn tay – hộp số 5 cấp. Do đó, với khối động cơ này Exciter 150 chỉ nhắm tới nhu cầu sử dụng đường phố nội thành đông đúc nên SOHC là một lợi thế và Yamaha cũng có câu thích hợp cho dòng xe này “The King of Stress” tức Vua đường Phố.
Vậy còn Winner 150 thì sao? Winner 150 sử dụng khối động cơ xylanh đơn, dung tích 150 phân khối, phun xăng điện tử Fi nhưng sử dụng hệ thống trục cam đôi DOHC và côn tay – hộp số 6 cấp. Khi Honda thiết kế ra khối động cơ này cho Winner 150 cho nhu cầu sử dụng khác với Exciter 150, chính xác là cho nhu cầu đường dài bền bỉ hay những cung đường gồ ghề, phức tạp. Không phù hợp cho nhu cầu đường phố đông đúc.
Khối động cơ của Winner 150 đã nói lên nhu cầu sử dụng của Honda dành cho cho dòng xe này.
Càng rõ ràng hơn với nhu cầu này, Honda Indonesia tung ra Clip Quảng Cáo ngắn xuất hiện 2 dạng đường khác nhau nhằm khẳng định với mọi người cùng biết.
2 cung đường mà Honda Winner 150 sẽ phục vụ nhu cầu của người dùng.
Như vậy, Honda Winner 150 dành cho nhu cầu sử dụng nào của người tiêu dùng chắc mọi người cũng đã hiểu và cũng không phải là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Exciter 150 như mọi người vẫn lầm tưởng.
Có hay không bài toán làm giá Honda Winner 150?
Theo thông tin các khách hàng đồng ý đăng ký và đặt tiền cọc để sở hữu dòng xe Winner 150 nhưng các đại lý ủy quyền của Honda Việt Nam là các Head trong khu vực thành phố Hố Chí Minh đã không đồng ý đặt tiền cọc theo yêu cầu của khách hàng và kèm câu trả lời của chính nhân viên bán hàng của Head, “chúng tôi không nhận tiền đặt cọc, khi nào xe về đại lý và có cả giá chúng tôi sẽ bán theo giá thị trường”.
Chính động thái này của các Head đã hé lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng làm giá của các dòng xe “hot” của Honda, Yamaha trong thời gian gần đây như Air Blade, Exciter 150,…đã được “hét” giá trên trời, dao động giá so với giá đề xuất của hãng từ 10 – 20 triệu đồng Việt Nam. Liệu đây có phải là tình hình cũ sẽ áp dụng cho xe Winner 150? Và Honda Việt Nam – Quản Lý thị trường cũng “làm ngơ” trước tình trạng làm giá này?
Cho tới nay, Honda Việt Nam vẫn chưa được công bố giá, tin đồn sẽ ngang với đối thủ của mình là Yamaha Exciter 150, nếu tình trạng làm giá xảy ra thì giá của chiếc xe côn tay này theo dự đoán sẽ nằm ở 60 – 70 triệu đồng Việt Nam ở thời gian đầu được bán ra, ít nhất 1 năm sau sản phẩm mới bắt đầu “hạ nhiệt”.