Doanh nghiệp ô tô nói gì khi đề xuất tăng giá thuế đối với xe bán tải?

Rate this post

Doanh nghiệp ô tô nói gì khi  đề xuất tăng giá thuế đối với xe bán tải? mức thuế nhập khẩu lại có sự khác biệt lớn giữa dòng xe du lịch và xe bán tải không chỉ trong các năm trước, mà cả ở thời điểm hiện tại. Theo Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) cho Khu vực Thương mại Tự do ASEAN, thuế nhập khẩu các dòng xe bán tải trong khu vực ASEAN vào Việt Nam (chủ yếu từ Thái Lan) chỉ là 5% so với mức 30% đối với các dòng xe du lịch dưới 9 chỗ ( 40% vào năm 2016) nếu đáp ứng đủ yêu cầu nội địa hóa ở nước sở tại.

  • Đánh giá xe Kia Rio 2017, Kia Morning 2017 và Kia Cerato 2017
  • Đánh giá xe Mazda 3 2017, Toyota Altis 2017,  Honda Civic 2017

Doanh nghiệp ô tô nói gì khi  đề xuất tăng giá thuế đối với xe bán tải?

Theo đại diện các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô vừa và nhỏ, việc điều chỉnh thuế đối với dòng xe bán tải là cần thiết nhưng cần có mức điều chỉnh cho phù hợp. Trao đổi với PV báo về đề xuất tăng giá thuế đối với các dòng xe bán tải có khả năng dẫn đến việc tăng giá bán xe ô tô đang xôn xao dư luận những ngày qua, ông Nguyễn Tuấn, Giám đốc công ty Thiên An Phúc cho biết: “Việc đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với dòng xe này lên 60% bằng với mức của xe con là ngưỡng hơi cao. Còn việc đề xuất tăng mức thuế trước bạ lên 10% thì cũng tạm chấp nhận được.

Cảm nhận Toyota Hilux từ người dùng về ưu nhược điểm và vận hành? 2

Bởi vì loại xe bán tải hiện đang được sử dụng khá phổ biến tại Việt Nam. Ở các nước khác như Thái Lan, dòng xe này chủ yếu được sử dụng ở các vùng nông thôn để chở hàng. Riêng ở nước ta thì lại có rất nhiều người sử dụng để di chuyển trong nội đô, được sử dụng như một loại xe du lịch, vừa chở người, vừa chở hàng nên việc đánh thuế TTĐB là cần thiết. Với những nhà nhập khẩu xe thì cũng đã có những tiên lượng điều chỉnh từ trước. Việc có tăng giá hay không, cũng chỉ có người tiêu dùng bất ngờ mà thôi”, ông Tuấn cho biết.

Ông này cũng phân tích thêm, nếu tăng thuế đối với dòng xe này, cũng phải có những tính toán cụ thể. Bởi loại xe này vẫn thường được gắn biển C, nếu đi vào giờ cao điểm, giờ cấm xe tải thì việc di chuyển trong nội đô sẽ bất tiện. Nếu tính thuế như xe con thì dòng xe này cũng phải được hưởng những quyền như của xe con mới đảm bảo công bằng cho người dùng.

Hiện nay, mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dòng xe bán tải và xe du lịch đều có mức thu chung là 15% trước 1/7/2016 và nay đã có điều chỉnh tăng (từ 1/7/2016) với mức 20% đối với dung tích động cơ từ 2.500cc – 3.000cc và 25% đối với dung tích động cơ trên 3.000cc.

Tuy nhiên, mức thuế nhập khẩu lại có sự khác biệt lớn giữa dòng xe du lịch và xe bán tải không chỉ trong các năm trước, mà cả ở thời điểm hiện tại. Theo Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) cho Khu vực Thương mại Tự do ASEAN, thuế nhập khẩu các dòng xe bán tải trong khu vực ASEAN vào Việt Nam (chủ yếu từ Thái Lan) chỉ là 5% so với mức 30% đối với các dòng xe du lịch dưới 9 chỗ ( 40% vào năm 2016) nếu đáp ứng đủ yêu cầu nội địa hóa ở nước sở tại.

Nên mua xe bán tải Toyota Hilux, Triton, Navara, D-max hay Mazda BT-50? 11

Đặc biệt, đối với mức lệ phí trước bạ, xe bán tải tại Việt Nam chỉ phải chịu mức thu 2%; trong khi với các dòng xe du lịch dưới 9 chỗ xe là 10-15% (tùy quyết định của Hội đồng Nhân dân từng địa phương; ví dụ Hà Nội là 12%, Tp. Hồ Chí Minh là 10%).

Xe bán tải đang là một trong những dòng xe đắt khách trên thị trường Việt Nam. Trước đó, tại Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt, bộ Tài chính đã từng đề xuất quy định: xe ôtô vừa chở người, vừa chở hàng, sẽ chịu mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt bằng 60% mức thuế suất áp dụng cho xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống, cùng loại dung tích xi-lanh. Theo đó, mặt hàng ô tô bán tải sẽ phải chịu mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt mức: 30% với xe dung tích xi lanh dưới 2.5L, 36% với xe có dung tích xi lanh từ 2.5L-3.0L và 54% với xe có dung tích xi lanh trên 3.0L. Tuy nhiên, đề xuất này đã không được chấp nhận khi luật thông qua và có hiệu lực từ 1/7/2016.

Đến nay, với chỉ đạo của Chính phủ, xe bán tải sẽ được đem ra xem xét, điều chỉnh, bổ sung các mức thuế phí mới. Thuế tiêu thụ đặc biệt và lệ phí trước bạ có thể sẽ được nâng lên. Chỉ cần với quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt bằng 60% so với xe 9 chỗ chở người cùng loại, thì giá sẽ tăng, cho dù tới 2018 thuế nhập khẩu có về 0%.

Với mức thuế này theo tính toán, giá xe bán tải sẽ tăng thêm khoảng 15-25%. Đấy là chưa kể lệ phí trước bạ cũng bị nâng lên. Điều này khiến dư luận những ngày qua đặc biệt xôn xao. Thậm chí, theo tìm hiểu bước đầu của PV, thị trường xe bán tải những ngày này đang khá “nóng” khi người dân quyết định “xuống tay” mua xe trước khi đề xuất được thông qua.

Theo thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất Ôtô Việt Nam (VAMA), trong năm 2016 doanh số bán hàng của phân khúc bán tải ở thị trường Việt Nam là 23.099 xe bán tải được bán ra thị trường, chiếm hơn 7,5% thị phần, vượt xa năm 2015, khi con số này chỉ đạt 16.741 chiếc. Và cho tới thời điểm này, phân khúc xe bán tải tại Việt Nam đã có hầu hết các thương hiệu lớn trên thế giới, bao gồm 8 thương hiệu (Chevrolet, Ford, Isuzu, Mazda, Mitsubishi, Nissan, Toyota, Premio…) với hơn 30 phiên bản khác nhau.

Bình luận của bạn

Có thể bạn quan tâm

Loading...