Ô tô không được lùi xe trong trường hợp nào?

Tóm tắt bài viết:

Rate this post

Ô tô không được lùi xe trong trường hợp nào? Người điều khiển ôtô cần chú ý và tuân thủ chấp hành quy tắc lùi xe theo quy định như trên để bảo đảm an toàn cho chính mình và các phương tiện giao thông xung quanh, đồng thời tránh bị xử phạt của các lực lượng chức năng. Hầu hết ôtô không được phép lùi trên đường, việc lùi xe chỉ hợp pháp khi lùi vào chuồng hoặc lùi vào chỗ đỗ. Khi lùi xe, người điều khiển phải quan sát phía sau, có tín hiệu cần thiết và chỉ khi nào thấy không nguy hiểm mới được lùi.

  • Xe hơi cũ giảm giá chưa từng thấy, Ô tô nhập ồ ạt về Việt Nam
  • Có tín hiệu đèn xanh nhưng không đi có bị phạt không
  • Phạt tiền đối với người ngồi sau ô tô không thắt dây an toàn

Ô tô không được lùi xe trong trường hợp nào?

Ô tô không được lùi xe trong trường hợp nào?

Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP, về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định người điều khiển ôtô không được phép lùi xe ở các vị trí sau:

  • Đường một chiều.
  • Khu vực cấm dừng.
  • Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường.
  • Nơi đường bộ giao nhau.
  • Nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.
  • Nơi tầm nhìn bị che khuất.
  • Trong hầm đường bộ.
  • Đường cao tốc.

Người điều khiển ôtô cần chú ý và tuân thủ chấp hành quy tắc lùi xe theo quy định như trên để bảo đảm an toàn cho chính mình và các phương tiện giao thông xung quanh, đồng thời tránh bị xử phạt của các lực lượng chức năng. Hầu hết ôtô không được phép lùi trên đường, việc lùi xe chỉ hợp pháp khi lùi vào chuồng hoặc lùi vào chỗ đỗ. Khi lùi xe, người điều khiển phải quan sát phía sau, có tín hiệu cần thiết và chỉ khi nào thấy không nguy hiểm mới được lùi.

Những lỗi giao thông tài xế Việt thường bị phạt oan

Đôi khi có nhiều tài xế bị bắt lỗi vượt phải hay đi sai làn, nhưng thực chất đó có thể là một lỗi khác ‘nhẹ’ hơn. Khi di chuyển trên đường, có nhiều trường hợp tài xế thấy bị CSGT xử phạt những lỗi không đúng hoặc bị chuyển sang một lỗi khác.

1. Đi thẳng ở làn rẽ phải là phạm lỗi gì? Đây là lỗi không chấp hành hiệu lệnh vạch kẻ đường, trong khi nhiều người thường bị phạt nhầm thành lỗi “đi sai làn đường”. Người điều khiển phương tiện chỉ bị phạt lỗi đi sai làn đường khi đi vào làn dành cho phương tiện khác. Ví dụ: ôtô đi vào làn xe máy, xe máy đi vào làn ôtô. Còn lại, nếu đi thẳng vào làn rẽ hoặc rẽ ở làn đi thẳng chỉ là lỗi không chấp hành vạch kẻ đường. Lỗi không chấp hành vạch kẻ đường phạt 100.000-200.000 đồng đối với ôtô, 60.000-80.000 đồng với xe máy. Lỗi đi sai làn đường phạt 800.000-1.200.000 đồng với ôtô, 300.000-400.000 đồng với xe máy.

2. Tài xế cho xe quay đầu ở ngã tư có biển cấm rẽ trái sẽ bị CSGT xử phạt lỗi gì? Lỗi quay đầu ở ngã tư có biển cấm rẽ trái. Quy chuẩn 41/2012 quy định cấm rẽ trái thì cũng cấm quay đầu, nhưng quy chuẩn mới 41/2016 hiệu lực từ 1/11/2016 nói rằng “biển cấm rẽ trái không cấm quay đầu”. Với biển “cấm ôtô rẽ trái” thì cũng không còn cấm ôtô quay đầu. Vì vậy, trước đây tài xế có thể bị bắt lỗi khi quay đầu tại nơi có biển cấm rẽ trái nhưng hiện nay thì không.

3. Đường có biển cấm xe tải như dưới đây thì xe bán tải có được đi vào không?

Vi phạm xe bán tải đi vào đường cấm xe tải. Theo quy chuẩn 41/2016, xe bán tải có khối lượng chuyên chở cho phép dưới 1,5 tấn (ghi theo Giấy đăng kiểm) và từ 5 chỗ trở xuống được coi là xe con. Như vậy, các dòng xe bán tải phổ biến ở Việt Nam như Ford Ranger, Mitsubishi Triton, Nissan Navara hay Toyota Hilux được coi là xe con.

Tuy nhiên, Quy chuẩn 41 chỉ áp dụng cho hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ, tức điều chỉnh hành vi giao thông. Vì vậy, bán tải được coi là xe con chỉ có hiệu lực trong phạm vi về biển báo, chỉ dẫn… Không được coi là xe con trong quy định niên hạn sử dụng hay đăng ký biển số.

4. Trong hình, tài xế lái xe sedan có tín hiệu cho xe chuyển sang làn bên phải và vượt qua Innova có bị bắt lỗi vượt phải?

Lỗi vi phạm chuyển làn và vượt phải . Quy chuẩn 41/2016 quy định vượt phải là tình huống một phương tiện vượt phương tiện khác về phía bên phải của phương tiện bị vượt trên cùng một chiều đường tại các đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều.Như vậy, việc chuyển sang làn bên phải để di chuyển nếu có an toàn và có đầy đủ tín hiệu là hoàn toàn đúng luật. Không bị phạt.

5. Lỗi vi phạm biển báo khu dân cư: Theo quy chuẩn 41/2016, biển báo khu dân cư nếu có hiệu lực rất dài thì tại các nơi đường giao nhau biển này phải được nhắc lại. Do đó nếu qua nhiều ngã tư dài mà không có biển hiệu lệnh thì mặc nhiên được xem là hết hiệu lực.

6. Quy định về cách đặt biển báo trên đường: Quy chuẩn 41 quy định, trên những đường mà mỗi chiều xe chạy có từ hai làn đường trở lên, biển được treo trên giá long môn hoặc cột cần vươn. Trong các trường hợp không đặt trên giá long môn hoặc cột cần vươn, thì có thể lắp đặt thêm biển báo phía bên trái của chiều xe chạy.

Bình luận của bạn

Có thể bạn quan tâm

Loading...