Top 6 lỗi hay mắc phải khi sử dụng ô tô khiến xe mau xuống cấp

Tóm tắt bài viết:

Rate this post

Top 6 lỗi hay mắc phải khi sử dụng ô tô khiến xe mau xuống cấp: Khi xe không được sử dụng, các tạp chất cơ học tích tụ trong khoang nhiêu liệu. Cùng với đó, bụi bám vào bơm nhiên liệu và các bộ lọc có thể gây hư hỏng cho bộ máy. Trong những ngày tháng mùa đông, hãy chắc chắn là bình đựng nhiên liệu luôn được lấp ít nhất 1/2 để tránh sự hình thành của một lượng lớn khí ngưng tụ. Trong điều kiện đóng băng, sự hiện diện của nước trong bình nhiên liệu có thể dẫn đến sự biến dạng và các vấn đề nguy hiểm khác.

Top 6 lỗi hay mắc phải khi sử dụng ô tô khiến xe mau xuống cấp

Có những thói quen rất xấu khi sử dụng xe hơi mà bạn cần bỏ ngay nếu không muốn gặp nguy hiểm và túi tiền cũng vơi dần. Sở hữu xe hơi càng lâu, bạn sẽ có càng nhiều thói quen trong việc lái xe. Thật không may, không phải tất cả những thói quen đó là tốt. Hơn nữa, càng có nhiều kinh nghiệm thì bạn càng trở nên khó khăn hơn trong việc quay về phương pháp đúng đắn. Chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những hành vi, thói quen lái xe không không ngoan. Hy vọng, những điều này sẽ giúp bạn tránh được nguy hiểm và tốn chi phí không cần thiết.

1/ Thường xuyên đặt tay lên cần số: Nhiều người có thói quen đặt tay lên cần số khi lái xe. Điều này là hoàn toàn không nên bởi bạn cần đặt 2 tay lên vô lăng. Việc thường xuyên đặt tay lên cần số mà không phải là vô lăng sẽ khiến bạn gặp khó trong những tình huống cần xử lý gấp.

2/ Chỉ tiếp nhiên liệu khi hết xăng: Khi xe không được sử dụng, các tạp chất cơ học tích tụ trong khoang nhiêu liệu. Cùng với đó, bụi bám vào bơm nhiên liệu và các bộ lọc có thể gây hư hỏng cho bộ máy. Trong những ngày tháng mùa đông, hãy chắc chắn là bình đựng nhiên liệu luôn được lấp ít nhất 1/2 để tránh sự hình thành của một lượng lớn khí ngưng tụ. Trong điều kiện đóng băng, sự hiện diện của nước trong bình nhiên liệu có thể dẫn đến sự biến dạng và các vấn đề nguy hiểm khác.

3/Thường xuyên giữ phanh: Giữ khoảng các an toàn và phù hợp nhất với mật độ giao thông – đó là những gì các giáo viên dạy lái xe của bạn thường nói. Nhưng nếu bạn cứ liên tục phanh không cần thiết, một khoản tiền kha khá sẽ mất đi bởi bạn phải thường xuyên thay má phanh. Vì vậy, hãy giữ sự tập trung và khoảng cách hợp lý khi lái xe.

4/ Bỏ qua âm thanh đáng nghi: Âm thanh ọp ẹp và tiếng ồn khác thường là dấu hiệu của xe đang có sự cố. Nhiều lái xe thường có xu hướng bỏ qua những dấu hiệu này và kết quả là xe thường hư hỏng giữa đường. Bởi vậy, nếu xe đang bắt đầu phát ra âm thanh không tự nhiên, hãy đưa nó đến trạm sửa chữa để kiểm tra và giải quyết kịp thời.

5/ Chạy động cơ lạnh ở số vòng tua cao: Trên thực tế, hầu hết các động cơ ô tô hiện đại không cần phải làm nóng trước khi chạy. Nhưng cần nhớ rằng, cho đến khi máy đo cho biết nhiệt độ hoạt động thì không nên chạy động cơ với tốc độ hơn 2.000 vòng tua. Trong điều kiện thời tiết đóng băng, nên giữ cho động cơ chạy trong 1 – 2 phút trước khi di chuyển.

6/ Giữ chân phanh khi xuống dốc: Nhiều người lái xe thường có xu hướng giữ bàn đạp phanh khi lái xe xuống dốc để sẵn sàng phanh bất kỳ lúc nào. Điều này dẫn đến việc hệ thống phanh quá nóng. Cũng vì lẽ đó, nên hạn chế giữ chân phanh khi lái xe xuống dốc.

Nên sử dụng ô tô thế nào cho hợp lý?

1. Đọc sách hướng dẫn sử dụng và lịch bảo dưỡng: Theo đúng lịch bảo dưỡng có thể giúp tránh các rắc rối tốn kém liên quan tới hệ thống làm mát, hệ truyền động, hệ thống treo và những linh kiện khác. Việc này cũng giúp bạn hưởng trọn lợi ích bảo hiểm từ hãng.

2. Tránh đi quãng đường quá ngắn: Quãng đường quá ngắn khiến máy móc chưa được làm nóng đủ mức, gây hại tới động cơ, mức tiêu hao nhiên liệu và môi trường. Quãng đường quá ngắn đồng thời sẽ giảm tuổi thọ bộ giảm thanh. Về cơ bản, thường có hiện tượng đọng hơi nước trong ống xả khi khởi động động cơ vào đầu buổi sáng, và nếu không chạy xe trên quãng đường vừa đủ dài để có thể làm bay hết hơi nước, một lượng không nhỏ nước có thể tích lũy trong bộ giảm thanh và gây gỉ sét.

Vì thế nên tránh khởi động xe chỉ để thực hiện quãng đường quá ngắn, như để đưa vào garage. Ngoài ra nên tính tới những cách di chuyển khác nếu quãng đường không đủ dài để làm nóng máy. Nên lái xe ít nhất mỗi tuần, bởi xe cộ nằm trong garage hơn một tuần hoặc hơn lại nảy sinh những vấn đề khác, như dầu sẽ dần bị tiêu hao khỏi hệ thống. Hãy nhờ một người có chuyên môn tư vấn nếu bạn dự định không động đến xe trong một thời gian dài.

3. Kiểm tra dầu: Nên kiểm tra mức dầu động cơ, dầu hộp số, dầu trợ lực lái và dầu phanh thật thường xuyên, đều đặn như việc bạn mua xăng. Thậm chí nếu xe của bạn không bị chảy dầu, nó cũng có thể tiềm ẩn khả năng chảy dầu và nhanh chóng biến thứ gì đó trở thành nguy hiểm.

Bạn cũng nên kiểm tra màu sắc của dầu. Đôi khi có thể nhìn từ bên ngoài nếu thiết bị đựng là bình nhựa trong, hoặc thông qua que thăm dầu. Hóa chất chống đông có thể là màu hồng, xanh lá hoặc vàng. Nếu nhìn thấy màu nâu tức dầu cần được thay ngay.

Không bao giờ được trộn lẫn các loại hóa chất chống đông với nhau. Nếu không biếu dầu của xe bạn là màu gì, nên mua một loại sử dụng toàn cầu. Dầu nên có dạng trong, không được là màu đen. Dầu dường như có màu trắng hoặc sữa lỏng tức dầu có lẫn nước bên trong. Dầu hộp số nên là màu đỏ sáng và không nên có mùi khét.

4. Thay dầu ô tô thường xuyên: Việc làm này sẽ cải thiện mức tiêu hao nhiên liệu và bảo vệ động cơ. Quãng đường được khuyến cáo giữa mỗi lần thay dầu là 5.000-8.000 km hoặc mỗi 3 hay 6 tháng. Cũng cần thay lọc dầu bởi sẽ vô nghĩa nếu cho dầu sạch vào lọc dầu bẩn. Nên kiểm tra sách hướng dẫn sử dụng, hoặc nhờ tư vấn nếu có vấn đề chuyên môn.

5. Thay lọc gió: Việc này có thể tự làm tại nhà một cách dễ dàng và thay sau mỗi 19.000 km. Bạn có thể mua lọc gió phù hợp tại các đại lý hay cửa hàng chuyên dụng. Sách hướng dẫn sử dụng cũng sẽ cho biết vị trí lọc gió trên xe. Một chiếc lọc gió bụi bẩn có thể giảm khả năng tiết kiệm nhiên liệu.

Bình luận của bạn

Có thể bạn quan tâm

Loading...