Những suy nghĩ sai lầm khi sử dụng ô tô không phải ai cũng biết

Rate this post

Những suy nghĩ sai lầm khi sử dụng ô tô không phải ai cũng biết: Đi chậm có thể an toàn trên phố đông, nhưng trên quốc lộ, đặc biệt cao tốc, đi chậm lại không phải giải pháp đúng đắn. Hãy đi đúng tốc độ mới là việc cần làm. Khi đi cao tốc, nếu không thể theo kịp tốc độ cao ở làn sát giải phân cách, hãy tách sang các làn bên cạnh, nhường đường cho những xe chạy nhanh hơn. Trên cao tốc có rất nhiều tài xế lừ đừ chạy khoảng 60 km/h ở làn đường 120 km/h.

Những suy nghĩ sai lầm khi sử dụng ô tô không phải ai cũng biết

Nhiều người khi mới sử dụng ôtô thường cẩn thận đổ đầy bình xăng, đi thật chậm hay bảo dưỡng càng sớm càng tốt, nhưng thực tế không cần thiết. Với đa phần người Việt, ôtô là tài sản bởi giá xe tương đương khoản tài chính tiết kiệm trong thời gian dài.

Những suy nghĩ sai lầm khi sử dụng ô tô không phải ai cũng biết

Do đó, giữ xe thế nào để luôn như mới là điều khiến nhiều chủ xe phân vân, và nhiều người vì thế cẩn thận tới từng “chân tơ kẽ tóc”. Tuy nhiên, sử dụng xe thế nào để xe phục vụ người chứ không phải người phục vụ xe mới là điều quan trọng. Dưới đây là một số vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng ôtô nhiều người dễ hiểu nhầm.

Thời gian bảo dưỡng xe: Người mới mua xe thương rơi vào hai trường hợp, một là quá cẩn thận nên bảo dưỡng trước thời điểm gợi ý, hai là lơ là và quên không bảo dưỡng Bảo dưỡng quá sớm chỉ tốn thêm chi phí chứ không giúp xe vận hành tốt hơn hay kéo dài tuổi thọ. Ngược lại, bảo dưỡng muộn hoặc quên bảo dưỡng dẫn tới hậu quá về hư hại động cơ cũng như các bộ phận trên xe. Để bảo dưỡng đúng thời điểm, chủ xe nên đọc kỹ hướng dẫn trong sách kèm xe, có thể lưu ghi nhớ vào điện thoại, email hay một ứng dụng nào đó nhắc nhở khi đến ngày cần bảo dưỡng.

Đổ đầy bình xăng không phải tốt nhất: Đổ đầy bình xăng chỉ nên dùng trong trường hợp đi hành trình dài qua những nơi hẻo lánh, không có cửa hàng xăng. Nếu chỉ chạy quanh quẩn trong thành phố, tài xế không nên đổ đầy bình xăng vì khi đó chỉ làm trọng lượng xe tăng, xe tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn, hiệu suất vận hành cũng giảm.

Tất nhiên điều đó không có nghĩa là đổ quá ít xăng. Mức xăng trong bình hợp lý theo các chuyên gia nên ở khoảng 70% nếu ít sử dụng. Bởi lẽ nếu ít hơn, lượng không khí xuất hiện nhiều có thể gây oxy hóa bình xăng.

Cứ đi chậm là an toàn? Đi chậm có thể an toàn trên phố đông, nhưng trên quốc lộ, đặc biệt cao tốc, đi chậm lại không phải giải pháp đúng đắn. Hãy đi đúng tốc độ mới là việc cần làm. Khi đi cao tốc, nếu không thể theo kịp tốc độ cao ở làn sát giải phân cách, hãy tách sang các làn bên cạnh, nhường đường cho những xe chạy nhanh hơn. Trên cao tốc có rất nhiều tài xế lừ đừ chạy khoảng 60 km/h ở làn đường 120 km/h. Kiểu chạy chậm như thế này gây cản trở, khó chịu cho tài xế khác, chưa kể nếu tài xế phía sau đang chạy nhanh không kịp giảm tốc có thể gây tai nạn.

Đỗ xe trên phố nơi nào bị cấm, nơi nào không?: Tài xế mới do chưa quen và không để ý nên gặp nhiều khó khăn khi đỗ xe trên phố. Ở những nơi có biển cấm đỗ xe, đương nhiên không thể đỗ. Ngoài ra những nơi như trước cửa cơ quan, nơi đường hẹp chỉ một làn… cũng không được đỗ. Tài xế có thể đỗ ở đường có sẵn vạch trắng kẻ khung hoặc nơi có biển khu vực đỗ xe (chữ P). Một kinh nghiệm nếu không biết có đỗ được không là hỏi người dân hai bên đường, hỏi nhân viên hàng quán khi ghé vào ăn uống.

Mất bình tĩnh khi phố đông: Hãy yên tâm, dù dòng xe cộ phía sau có bấm còi inh ỏi khi bạn dò dẫm trong phố đông cũng không phải điều gì quá áp lực. Đơn giản họ muốn bạn đi nhanh hơn, hoặc chỉ là bấm còi theo phản xạ, rằng “không hiểu xe kia gặp vấn đề gì mà đi lâu thế”. Vì thế, lái mới hãy bình tĩnh quan sát và xử lý tình huống, tránh hoảng loạn đáp nhầm chân phanh, chân ga.

Ôtô không phải nhà kho: Từ xe máy chuyển lên ôtô là thêm rất nhiều tiện nghi cho người sử dụng, trong số đó có không gian lưu trữ. Vì tiện ích này, một số người chất lên xe rất nhiều thứ từ đồ dùng cá nhân tới đồ ăn, uống và cả hàng hóa.

Chở nhiều đồ trên xe trước hết mang tới không gian bừa bộn, gây cảm giác khó chịu cho người ngồi trên xe. Ngoài ra, xe có thể bị ám mùi do đồ ăn, uống hay bất cứ đồ vật nào nặng mùi khác. Xe cũng có thể bị đặt trong nguy cơ cháy nổ nếu trên xe là những đồ vật điện tử, khí gas… dễ bị tác động bởi nhiệt độ, trong khi ở Việt Nam lại thường xuyên phải đỗ xe dưới trời nắng.

Muốn trữ đồ trên xe nhưng vẫn gọn gàng, tài xế nên mua thêm những túi hoặc giỏ, hộp nhỏ để ở hàng ghế sau hay cốp xe, chứa tất cả đồ vật không dùng tới. Nếu là hàng hóa nặng, cồng kềnh tốt nhất không nên để vì tăng trọng lượng, tăng mức nhiên liệu tiêu thụ và giảm hiệu suất vận hành.

Bình luận của bạn

Có thể bạn quan tâm

Loading...