Khi đổ xăng có cần tắt máy? đổ xăng thời điểm nào là lời nhất?

Tóm tắt bài viết:

Rate this post

Khi đổ xăng có cần tắt máy? đổ xăng thời điểm nào là lời nhất? Các chuyên gia khuyên đổ xăng và buổi sáng, tránh buổi trưa và ban đêm. Bởi lẽ buổi trưa là thời điểm nhiệt độ tăng cao khiến độ giãn nở của xăng tăng, buổi tối thường là thời điểm các trạm nạp xăng từ xe bồn, lượng xăng mới vừa đổ vào do va chạm nhiều cũng giãn nở và tăng lượng không khí, do đó bộ đếm ở cây xăng tăng lên vì chứa cả khí.

Khi đổ xăng có cần tắt máy? đổ xăng thời điểm nào là lời nhất?

Khi vào trạm xăng, lượng xăng từ vòi sẽ chiếm chỗ phần hơi xăng trong bình do đó hơi xăng có thể ra ngoài không khí, đặc biệt là trong những ngày thời tiết khô, hanh. Nếu để máy nổ liên tục trong quá trình đổ xăng thì nhiệt độ động cơ, hệ thống truyền động nóng lên, kết hợp với tia lửa điện khi máy đang hoạt động dẫn tới cháy nổ.

Khi đổ xăng có cần tắt máy? đổ xăng thời điểm nào là lời nhất? 1

Theo khuyến cáo của Viện dầu khí Mỹ API, tài xế cần nhớ rõ 3 quy tắc khi vào trạm xăng là tắt máy, không hút thuốc hoặc sử dụng tia lửa sống và không được vào xe nếu đã bước ra ngoài cho tới khi tiếp nhiên liệu xong. Lý giải cho điều này, bên cạnh nguy cơ cháy nổ khi để động cơ hoạt động như ở trên, API cho biết cơ thể có thể tích điện khi người lái trở lại vào xe rồi bước ra cầm vào vòi phun xăng, dẫn tới xăng bắt và cháy nổ.

Điều này cũng tương tự cho những người ngồi trên xe, không nên ra ngoài suốt quá trình đổ xăng, nếu cần thiết phải ra hãy chạm tay vào bộ phận kim loại nào đó của xe rồi mới mở cửa bước ra ngoài. Tại Việt Nam, các cây xăng cũng dán những giấy khuyến cáo ba biện pháp an toàn là tắt máy, không điện thoại và không hút thuốc.

Nên đổ xăng thời điểm nào trong ngày? Các chuyên gia khuyên đổ xăng và buổi sáng, tránh buổi trưa và ban đêm. Bởi lẽ buổi trưa là thời điểm nhiệt độ tăng cao khiến độ giãn nở của xăng tăng, buổi tối thường là thời điểm các trạm nạp xăng từ xe bồn, lượng xăng mới vừa đổ vào do va chạm nhiều cũng giãn nở và tăng lượng không khí, do đó bộ đếm ở cây xăng tăng lên vì chứa cả khí.

Nên chạy gần hết bình mới đổ xăng?: Không nên chạy hết bình mới đổ xăng, mà phải đổ từ khi thấy vạch kim xăng sắp về vị trí E hoặc khi có điều kiện. Chạy xe để tới mức gần cạn nhiên liệu không tốt cho động cơ hoặc các chi tiết cơ khí. Động cơ, đặc biệt là động cơ diesel dễ hư hại nếu để xảy ra tình trạng hết nhiên liệu. Bởi lẽ, có những chi tiết máy được thiết kế để ngập trong nhiên liệu chứ không chịu được ăn mòn do không khí lọt vào như kim phun, bơm, phớt.

Mức độ ảnh hưởng lên động cơ xăng ít hơn nhưng không có nghĩa là xe không bị hư hại. Để đến cạn kiệt xăng, không khí xâm nhập vào hệ thống dẫn có thể khiến xăng không đến động cơ đầy đủ, khi đó cần sửa chữa. Lý do tiếp theo là lượng xăng tồn không phải là lựa chọn hợp lý cho động cơ. Thường cặn sẽ đóng lại ở đáy bình, cặn này đi vào động cơ giảm hiệu suất nổ đồng thời phá hủy các chi tiết.

Có nên đổ đầy tràn bình xăng?: Nếu tính toán được những quãng đường sẽ đi, kể cả đường dài, tài xế không nên đổ đầy tràn bình xăng. Đổ quá đầy xăng chỉ khiến xe nặng thêm, động cơ chịu thêm tải nên sẽ tiêu tốn xăng hơn. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là đổ quá ít xăng. Bởi lẽ, đổ ít xăng khiến tài xế thường xuyên phải ghé trạm xăng, đồng thời các chi tiết lâu ngày không được ngập trong xăng có thể bị ăn mòn.

Bình xăng 50 lít có thể đổ được 52-53 lít?: Lượng xăng bơm vào xe không chỉ lấp đầy bình xăng mà còn cả hệ thống đường ống dẫn, tùy vào cấu tạo mỗi xe mà có lượng thay đổi khác nhau, một chiếc sedan hạng trung thường cũng tốn khoảng 2-3 lít đường ống. Bên cạnh đó, chất lượng xăng khi bơm cũng là yếu tố ảnh hưởng, do nhiệt độ, trạng thái xăng mới hay cũ mà dung tích máy đo được cũng khác nhau.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn nhất, nhà sản xuất thường để con số thấp hơn đôi chút so với giá trị dung tích thực của bình xăng. Ví dụ bình xăng ghi 50 lít thì dung tích thực khoảng 52 lít. Xăng dầu không như nước, độ giãn nở phụ thuộc nhiệt độ là rất lớn.

Ký hiệu bình xăng dưới đây thể hiện điều gì?: Khi mũi tên bên cạnh bình xăng quay về bên trái tức là nắp bình xăng ở phía hông trái của xe, tương tự với trường hợp quay về bên phải.

Làm thế nào khi đổ nhầm xăng và dầu?

Khi đổ xăng có cần tắt máy? đổ xăng thời điểm nào là lời nhất? 2

Nếu sự nhầm lẫn này được phát hiện ngay sau khi đổ nhiên liệu thì bạn tuyệt đối không được khởi động động cơ.
Bỏ qua

Bạn cần nhanh chóng cho hút sạch toàn bộ hỗn hợp nhiên liệu gồm xăng và dầu ra ngoài bằng cách dùng bơm tay bơm hết dầu lẫn xăng ra. Sau đó, bạn phải cho nhiên liệu mới (nhiên liệu thích hợp với xe) vào bơm cao áp để súc rửa tiếp.

Cần làm sạch cả vòi phun rồi mới khởi động lại động cơ và cho xe chạy không tải 10-20 phút để kiểm tra. Nếu xe vẫn nổ như bình thường thì bạn có thể yên tâm sử dụng, còn nếu có tiếng kêu lạ từ động cơ thì nên tắt máy ngay và đưa tới gara để kiểm tra toàn bộ. Nếu sự nhầm lẫn bị phát hiện muộn, lựa chọn duy nhất của bạn là gọi dịch vụ cứu hộ để mang xe về gara ô tô sửa chữa.

Biện pháp phòng tránh: Dán đề can loại nhiên liệu cho xe ở miệng bình nhiên liệu. Một số xe đời mới đã dán sẵn, thậm chí thay nắp bình nhiên liệu chống đổ nhầm. Mua xăng dầu thì phải xuống xe, thông báo loại nhiên liệu và kiểm tra xem nhân viên có đổ đúng loại nhiên liệu không. Để tránh nhầm khi cho mượn xe, chủ xe nên đổ đầy bình hoặc phải dặn cẩn thận người mượn xe.

Bình luận của bạn

Có thể bạn quan tâm

Loading...