Bị bắt vì lỗi vượt phải hay đi sai làn nhưng thực tế bạn đang bị bắt oan?

Tóm tắt bài viết:

Rate this post

Bị bắt vì lỗi vượt phải hay đi sai làn nhưng thực tế bạn đang bị bắt oan? Theo quy chuẩn 41/2016, xe bán tải có khối lượng chuyên chở cho phép dưới 1,5 tấn (ghi theo Giấy đăng kiểm) và từ 5 chỗ trở xuống được coi là xe con. Như vậy, các dòng xe bán tải phổ biến ở Việt Nam như Ford Ranger, Mitsubishi Triton, Nissan Navara hay Toyota Hilux được coi là xe con. việc chuyển sang làn bên phải để di chuyển nếu có an toàn và có đầy đủ tín hiệu là hoàn toàn đúng luật. Không bị phạt.

Bị bắt vì lỗi vượt phải hay đi sai làn nhưng thực tế bạn đang bị bắt oan?

Bị bắt vì lỗi vượt phải hay đi sai làn nhưng thực tế bạn đang bị bắt oan?Bị bắt vì lỗi vượt phải hay đi sai làn nhưng thực tế bạn đang bị bắt oan?

Đôi khi có nhiều tài xế bị bắt lỗi vượt phải hay đi sai làn, nhưng thực chất đó có thể là một lỗi khác ‘nhẹ’ hơn. Khi di chuyển trên đường, có nhiều trường hợp tài xế thấy bị CSGT xử phạt những lỗi không đúng hoặc bị chuyển sang một lỗi khác.

1. Đi thẳng ở làn rẽ phải là phạm lỗi gì? Lỗi vi phạm giao thông khi đi thẳng tại làn rẽ phải: Đây là lỗi không chấp hành hiệu lệnh vạch kẻ đường, trong khi nhiều người thường bị phạt nhầm thành lỗi “đi sai làn đường”. Người điều khiển phương tiện chỉ bị phạt lỗi đi sai làn đường khi đi vào làn dành cho phương tiện khác. Ví dụ: ôtô đi vào làn xe máy, xe máy đi vào làn ôtô. Còn lại, nếu đi thẳng vào làn rẽ hoặc rẽ ở làn đi thẳng chỉ là lỗi không chấp hành vạch kẻ đường.

  • Lỗi không chấp hành vạch kẻ đường phạt 100.000-200.000 đồng đối với ôtô, 60.000-80.000 đồng với xe máy.
  • Lỗi đi sai làn đường phạt 800.000-1.200.000 đồng với ôtô, 300.000-400.000 đồng với xe máy.

2. Tài xế cho xe quay đầu ở ngã tư có biển cấm rẽ trái sẽ bị CSGT xử phạt lỗi gì? Quy chuẩn 41/2012 quy định cấm rẽ trái thì cũng cấm quay đầu, nhưng quy chuẩn mới 41/2016 hiệu lực từ 1/11/2016 nói rằng “biển cấm rẽ trái không cấm quay đầu”. Với biển “cấm ôtô rẽ trái” thì cũng không còn cấm ôtô quay đầu. Vì vậy, trước đây tài xế có thể bị bắt lỗi khi quay đầu tại nơi có biển cấm rẽ trái nhưng hiện nay thì không.

3. Đường có biển cấm xe tải như dưới đây thì xe bán tải có được đi vào không? Theo quy chuẩn 41/2016, xe bán tải có khối lượng chuyên chở cho phép dưới 1,5 tấn (ghi theo Giấy đăng kiểm) và từ 5 chỗ trở xuống được coi là xe con. Như vậy, các dòng xe bán tải phổ biến ở Việt Nam như Ford Ranger, Mitsubishi Triton, Nissan Navara hay Toyota Hilux được coi là xe con.

Tuy nhiên, Quy chuẩn 41 chỉ áp dụng cho hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ, tức điều chỉnh hành vi giao thông. Vì vậy, bán tải được coi là xe con chỉ có hiệu lực trong phạm vi về biển báo, chỉ dẫn… Không được coi là xe con trong quy định niên hạn sử dụng hay đăng ký biển số.

4. Trong hình, tài xế lái xe sedan có tín hiệu cho xe chuyển sang làn bên phải và vượt qua Innova có bị bắt lỗi vượt phải? Quy chuẩn 41/2016 quy định vượt phải là tình huống một phương tiện vượt phương tiện khác về phía bên phải của phương tiện bị vượt trên cùng một chiều đường tại các đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều. Như vậy, việc chuyển sang làn bên phải để di chuyển nếu có an toàn và có đầy đủ tín hiệu là hoàn toàn đúng luật. Không bị phạt.

5. Tài xế chạy qua ngã tư trong ảnh dưới đây rồi thêm vài ngã tư nữa nhưng không có biển “Khu dân cư” nên đi ở tốc độ 70 km/h thì bị phạt lỗi gì? Theo quy chuẩn 41/2016, biển báo khu dân cư nếu có hiệu lực rất dài thì tại các nơi đường giao nhau biển này phải được nhắc lại. Do đó nếu qua nhiều ngã tư dài mà không có biển hiệu lệnh thì mặc nhiên được xem là hết hiệu lực.

6. Đường quốc lộ có 3 làn xe chạy mỗi chiều, biển hạn chế tốc độ phải cắm ở đâu? (câu trả lời đúng là câu trả lời đầy đủ nhất) Quy chuẩn 41 quy định, trên những đường mà mỗi chiều xe chạy có từ hai làn đường trở lên, biển được treo trên giá long môn hoặc cột cần vươn. Trong các trường hợp không đặt trên giá long môn hoặc cột cần vươn, thì có thể lắp đặt thêm biển báo phía bên trái của chiều xe chạy.

Chạy xe quay đầu là nên hay không nên?

Đã có sự tranh luận trong hơn 60 ý kiến phản hồi của bạn đọc về bài viết “Chạy xe mà cứ quay đầu nhìn” khi có không ít người cho rằng việc quay đầu nhìn xe phía sau khi quẹo là cần thiết. Trong khi đó, luồng ý kiến không ít hơn lại cho rằng lái xe mà quay đầu nhìn phía sau thì dễ gây 
ra tai nạn.

Quay đầu nhìn 
là thói quen tốt

Tôi không đồng ý với cách nhận xét của tác giả về việc quay đầu nhìn xe trước khi quẹo. Tác giả có hiểu về góc khuất của gương chiếu hậu không? Còn việc xử lý quay đầu nhìn là hoàn toàn phụ thuộc vào kỹ năng xử lý của mọi người. Quan trọng trên hết là an toàn giao thông cho chính mình và mọi người tham 
gia giao thông. Tuan (tuanrich@…)

 Tôi đi xe có gương chiếu hậu nhưng khi muốn sang đường thì tôi giảm tốc độ, quan sát giữ khoảng cách an toàn với xe trước, bật xinhan, quay đầu quan sát phía sau khi có khoảng cách an toàn thì mới qua đường… Thực tế là góc nhìn, tầm quan sát của mắt rộng hơn rất nhiều so với gương chiếu hậu nên dễ phán đoán tốc độ xe phía sau hơn. Thành (thanhtrung2@…)

Gương chiếu hậu đâu phải lúc nào cũng phát huy hiệu quả của nó. Một khi đã có ý định rẽ thì người lái xe sẽ chủ động giảm tốc độ và việc quay ra đằng sau nhìn khoảng 1 giây cũng đâu ảnh hưởng gì. Việc quay đầu cũng giống như bật một đèn xinhan thứ 2 thôi, những người phía sau thấy vậy họ sẽ nhường đường. Nguyễn Nhan (nhannguyen1203@…)

Quay đầu xe gồm 2 pha. Một là chuyển làn ra giữa đường, pha này báo hiệu cho xe sau, quan sát xe sau là quan trọng (dĩ nhiên bạn đã chậm hơn xe trước rồi); hai là từ giữa đường đến kết thúc quay đầu đúng chiều, quan sát xe phía trước là quan trọng hơn. Nên chuyện quay đầu hay không chỉ xảy ra ở pha một, tùy kỹ năng của người lái, cũng như họ tin tưởng vào việc tuân thủ Luật giao thông của xe phía sau hay không. Ngày nay vượt ẩu rất nhiều, nên thường phải quay đầu mới mong an toàn. Thạch Sanh (viettthuong@…)

Hãy quan sát bằng gương chiếu hậu

– Xe tôi gắn gương chiếu hậu chuẩn nên rất an toàn. Tuy vậy, lần kia tôi đi Đà Lạt chơi, thuê xe máy có gương chiếu hậu dỏm nên bị va quẹt khi chạy chậm để quay đầu nhìn phía sau. Kết quả, bị bong gân phải tốn 2 triệu đồng tiền thuốc. Hoàng (kennythaibiz@…)

Khi bạn quay đầu lại để nhìn, nếu lúc đó xe vẫn lăn bánh thì người đi hướng đối diện sẽ khó tránh bạn và bạn có thể tông vào họ. Còn nếu lúc đó bạn dừng xe để quay đầu lại nhìn thì bạn đang đứng ở giữa đường và trở thành vật cản trên đường, các xe có thể tông vào bạn. Góc khuất (điểm mù) của gương chiếu hậu chỉ xuất hiện khi bạn rẽ ngang, bất ngờ. Còn nếu bạn chuyển làn đường từ từ, mở đèn sớm, quan sát gương thì sẽ bao quát được tất cả. Nếu bạn cứ giữ thói quen từ khi đi xe đạp để áp vào đi xe máy là không nhìn gương chiếu hậu, không học về khái niệm đường ưu tiên thì nhiều khả năng sẽ gây va chạm.

Bình luận của bạn

Có thể bạn quan tâm

Loading...