Cách nhận biết người mới học lái khi tham gia giao thông

Rate this post

Cách nhận biết người mới học lái khi tham gia giao thông: Lái xe là quá trình lâu dài, thường xuyên. Trước khi ”cứng lái” ai cũng phải trải qua quá trình làm quen và hòa nhập với tình huống thực tế. Với rất nhiều điều mới mẻ, bỡ ngỡ, lúng túng… để rồi tự tích lũy kinh nghiệm, hoàn thiện dần dần kỹ năng lái của mình. Một số hành vi nhận biết như sau: Ít chủ động tránh né bằng cách ”lách” mà hay dùng phanh khi gặp các tình huống bất lợi, nhường các phương tiện khác qua trước rồi mới tiếp tục đi.

Cách nhận biết người mới học lái khi tham gia giao thông

Cách nhận biết người mới học lái khi tham gia giao thông

Nhận biết được ”lái mới” là điều cần thiết. Qua đó tạo điều kiện cho nhau khi cùng hòa nhập giao thông, đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung qua. Lái xe là quá trình lâu dài, thường xuyên. Trước khi ”cứng lái” ai cũng phải trải qua quá trình làm quen và hòa nhập với tình huống thực tế. Với rất nhiều điều mới mẻ, bỡ ngỡ, lúng túng… để rồi tự tích lũy kinh nghiệm, hoàn thiện dần dần kỹ năng lái của mình. Một số hành vi nhận biết như sau:

  • 1- Thông thường lái mới có ý thức tự giác tuân thủ luật giao thông rất cao (trừ khi họ nhầm lẫn do thiếu kinh nghiệm). Lái với tộc độ chậm hoặc rất chậm.
  • 2- Ít chủ động tránh né bằng cách ”lách” mà hay dùng phanh khi gặp các tình huống bất lợi, nhường các phương tiện khác qua trước rồi mới tiếp tục đi.
  • 3- Đi trong phố, hoặc ra ngoài đô thị có xu hướng nép về bên phải theo chiều của mình để nhường xe sau vượt. Thậm chí nhường cả xe ngược chiều lấn tuyến (nơi có vạch phân cách mềm – vạch đứt). Các bác xe khách xe tải hay bắt nạt kiểu này.
  • 4- Việc căn tốc độ, ước lượng khoảng cách cần vượt xe phía trước với xe ngược chiều (nếu có) là chưa tốt, nên họ ít khi vượt. Ngay cả khi có đủ điều kiện vượt nhưng thường đánh mất cơ hội mà phải chờ thời cơ khác. Một số không quyết đoán khi vượt, hoặc do tâm lý.
  • 5- Vào ngõ nhỏ hoặc chỗ không thuận tiện… một số vào cua (đánh lái muộn) hoặc hơi sớm. Có nhiều trường hợp đầu qua, nhưng đuôi chạm hoặc góc ba-đờ-sốc phía trước bên lái bị cọ quệt.
  • 6- Phần lớn yếu khi lùi. Việc ngồi trên ghế lái xác định hướng xe là khó khăn.
  • 7- Cảm giác canh xe khi đỗ sát mét, song song với vỉa hè (bài qua vệt bánh xe) phải bó vài lần bằng cách tiến lên lùi xuống.
  • 8- Khi phải quay đầu trong phố hẹp mà đông quả là khó khăn. Phần vì các phương tiện khác hay lách lên, hay tranh thủ chèn ép. Phần vì tâm lý nhất là khi phải lùi thêm một đỏ nữa mới quay được đầu
  • 9- Khi tiến, lùi mất nhiều đỏ hay bị chết máy.
  • 10- Hay bị òa ga hoặc chết máy khi phải lên dốc mà đường đông, lại phải gặp bất lợi do các phương tiện phía trước hoặc tình huống bất ngờ.
  • 11- Thường dùng phanh quá mạnh so với tình huống, gây giật, xe chúi về phía trước. Hay quên nhấc chân phanh khi tình huống buộc phải giảm tốc độ đã qua rồi. Bằng chứng là đèn phanh đỏ mãi không thôi.
  • 12- Khi đỗ, xe không được thẳng, không được nét. Đặc biệt là bánh lái không thẳng. Hiện nay ôtô đều có trợ lực lái, nên hiện tượng “đánh lái chết ” hơi phổ biến.
  • 13- Hay quên tín hiệu khi chuyển làn. Nhưng lại rất nhớ dùng còi mà tình huống thực tế chưa đến mức.
  • 14- Có thói quen kéo ghế sát vô lăng, tựa ghế lái dựng đứng quá. Nét mặt căng thẳng.
  • 15- Côn, số chưa hợp lý. Nhiều khi vừa đỡ côn vừa ga trong những tình huống không cần thiết phải như vậy. Có thói quen xấu là côn trước phanh sau hoặc vừa phanh vừa côn.
  • 16- Chưa tạo được thói quen nhìn gương hoặc nhận biết khoảng cách thực sau gương còn bỡ ngỡ.
  • 17- Việc bật đèn vị trí (đèn nhận biết) khi đi ban ngày cũng được, nhưng không nhất thiết phải bật đèn sương mù nếu như thời tiết tốt.
  • 18- Chưa có phản xạ về mo, kéo phanh tay hoặc tắt đèn trước khi ra khỏi xe.
  • 19- Ít người mới lái có kỹ năng và hiểu biết về bảo dưỡng ôtô cho dù là đơn giản nhất như việc thay nước rửa kính, vệ sinh lọc gió, kiểm tra áp suất lốp, bật sấy kính hay lấy gió trong, ngoài…

Với kinh nghiệm còn ít ỏi của mình tôi xin mạn phép đưa ra chủ đề này để mọi người cho ý kiến và bổ sung cho nhau. Các bạn ”lái mới” hãy tin tưởng rằng ai bước đầu cũng như các bạn cả thôi. “Thời gian này” đến nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào khả năng và giờ bay của mỗi người. Lái ôtô là vận hành “Nguồn nguy hiểm cao”, nó còn phụ thuộc vào yếu tố khách quan nữa. Cho dù anh có lái giỏi cũng không nói trước được điều gì. Chúc tất cả chúng ta thượng lộ bình an. Trân trọng.

Bình luận của bạn

Có thể bạn quan tâm

Loading...